Thế nào là phù hợp?
Rất ít chủ DN biết và tôn trọng nguyên tắc phù hợp nêu trên trong việc thực hiện Luật thuế TNDN. Nhiều chủ DN do không biết nguyên tắc phù hợp nên đã đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh những khoản chi hoàn toàn không liên quan đến doanh thu trong kỳ và đương nhiên bị loại ra khỏi chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế hay còn gọi là bị "xuất toán".
Trong việc xác định và quyết toán thuế thu nhập DN, chỉ khi có một khoản
doanh thu được ghi nhận mới được ghi nhận một khoản chi phí tương ứng là nguyên
tắc cơ bản và quan trọng nhất. Được ghi nhận tức là đã được phản ánh vào các
tài khoản. Được thừa nhận tức là, những chi phí đó phải có chứng từ hợp pháp
theo quy định của luật thuế.
Những năm vừa qua, các DN thuộc thành phần kinh tế tư nhân ở nước
ta được thành lập khá nhiều. Song, rất ít chủ DN biết và tôn trọng nguyên
tắc phù hợp nêu trên trong việc thực hiện Luật thuế TNDN. Nhiều chủ DN do không
biết nguyên tắc phù hợp nên đã đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh những khoản
chi hoàn toàn không liên quan đến doanh thu trong kỳ và đương nhiên bị loại ra
khỏi chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế hay còn gọi là bị "xuất
toán". Chẳng hạn, cả gia đình giám đốc - chủ DN - đi du lịch nước ngoài,
giám đốc đã vô tư đưa toàn bộ chi phí của chuyến đi vào hạch toán trong Cty; để
tăng số thuế GTGT được khấu trừ, giám đốc sử dụng cả những hóa đơn mua đồ dùng
trong gia đình mình để kê khai và hạch toán. Thậm chí, một chương trình kinh
doanh lớn, doanh thu bị bỏ ra ngoài nhưng toàn bộ chi phí của chương trình đó
lại được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong năm... Những khoản
chi phí không phù hợp với doanh thu như một vài ví dụ trên, tất nhiên phải bị
"xuất toán".
Tuy nhiên, do công tác quản lý thuế ở nước ta còn có những kẽ hở,
một số công chức thuế đã "đàm phán" với chủ DN để ăn chia một phần
khoản thu của ngân sách nhà nước cho nên không ít trường hợp vi phạm nghiêm
trọng nguyên tắc phù hợp được cho qua.
Từ 1/7/2007, Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành. Với đạo luật
này, công tác quản lý thuế nói chung, trong đó có thuế TNDN, sẽ được chấn chỉnh
theo hướng minh bạch, công bằng, công khai
và DN phải tự chịu trách nhiệm với những kê khai của mình. Với thuế TNDN,
việc tạm thu theo Luật Thuế TNDN năm 2003 sẽ bị bãi bỏ. Thay vào đó là DN phải
tự xác định số thuế thu nhập DN phải nộp và tự giác nộp vào ngân sách nhà nước
theo từng quý, được gọi là thuế thu nhập tạm tính. Định kỳ, cơ quan thuế sẽ
thanh tra, kiểm tra và xác định lại số thuế thu nhập DN đã tạm tính. Trường hợp
tính lại cho kết quả số thuế TNDN phải nộp cao hơn số đã tạm tính, DN không chỉ
phải nộp số thuế chênh lệch mà còn phải nộp phạt vi phạm hành chính với số tiền
phạt không nhỏ có thể lên tới 100 triệu đồng. Đặc biệt, việc hạch toán tùy tiện
các khoản chi không liên quan đến doanh thu có thể bị xếp vào hành vi khai sai
hoặc trốn thuế, gian lận về thuế. Một dự thảo Thông tư của Bộ Tài chính hướng
dẫn về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế quy định: Phạt 10% số
tiền thuế thiếu đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp
hoặc tăng số tiền thuế được hoàn" và "phạt từ 1 - 3 lần số tiền thuế
trốn đối với hành vi gian lận thuế".
Vì vậy, tôn trọng nguyên tắc phù hợp trong việc xác đinh thu nhập
chịu thuế và số thuế TNDN phải nộp là biện pháp khôn ngoan hơn cả, tránh những
hậu quả lớn sẽ xảy ra, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của DN.