Quy định về kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn 2022
Quy định về kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn 2022
I. Văn bản quy định:
- Quyết định 4291/QĐ-TLĐ ngày 01 tháng 3 năm
2022 về việc thu, chi, quản lý tài chính, tài sản tại công đoàn cơ sở có
hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 và thay thế Quyết định 1910/QĐ-TLĐ ngày
19/12/2016.
- Căn cứ vào Điều 23 của Quyết Định 1908/QĐ-TLĐ (ngày 19 tháng 12 năm
2016) quy định về Đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí.
- Hướng
dẫn số 17/HD-LĐLĐ ngày 16/8/2021 của Liên đoàn lao động TP. HCM
về việc xây dựng dự toán tài chính công đoàn cấp trên cơ sở năm 2022
- Quyết
định số 3308/QĐ-TLĐ ngày 1/10/2021 của Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam về việc ban hành Quy định về nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài
chính công đoàn năm 2022
II. Mức đóng và đối tượng đóng kinh phí và đoàn phí công
đoàn:
Đối tượng |
Không phân biệt: có tổ chức công đoàn hay không |
||
Kinh phí công đoàn |
Mức đóng |
2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người
lao động (Kinh phí công đoàn 2%
được tính trên tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng
phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội) |
|
Phân phối |
Năm 2022: - Doanh nghiệp được sử
dụng 75%
tổng số thu kinh phí công đoàn. (Tăng 4% so với năm
2021) - Công đoàn cấp
trên được sử dụng 25%
tổng số thu kinh phí công đoàn.(Giảm
4% so với năm 2021) |
||
Đối tượng |
Có tổ chức Công đoàn |
Không có tổ chức công đoàn |
|
Đoàn phí công đoàn |
Mức đóng |
- NLĐ tham gia
công đoàn: đóng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, nhưng mức đóng
đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở. - NLĐ không tham gia
công đoàn không phải đóng đoàn phí công đoàn. |
NLĐ không phải đóng
đoàn phí công đoàn. |
Phân phối |
- Doanh nghiệp được sử
dụng 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn. (bằng năm 2021) |
Không thu và không
phải nộp đoàn phí công đoàn cho công đoàn cấp trên. |
|
Chú ý: |
- Chủ doanh
nghiệp thuộc đối tượng không kết nạp vào tổ chức công đoàn => do đó chủ
doanh nghiệp không phải đóng đoàn phí công đoàn - NLĐ không tham
gia công đoàn không phải đóng đoàn phí công đoàn. - Doanh nghiệp
không có tổ chức công đoàn vẫn phải đóng kinh phí công đoàn. Nhưng NLĐ không
phải đoàn phí công đoàn. - Đoàn viên công đoàn
không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội: đóng đoàn phí theo mức ấn định
nhưng mức đóng thấp nhất bằng 1% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà
nước. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000. |
III. Thời hạn nộp
Đóng hằng tháng:
Doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn (nếu
có) mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người
lao động.
V. Nơi nộp
Liên đoàn lao động Quận/Huyện nơi DN đặt trụ sở
VI. Nguồn Thu
1. Kinh Phí Công Đoàn
Trích từ chi phí của doanh nghiệp
2. Đoàn Phí công đoàn
Đoàn phí công đoàn thu qua lương hàng tháng
Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn được giao nhiệm vụ thu tiền đoàn phí
do đoàn viên đóng phải mở sổ sách, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời việc nộp
tiền đoàn phí hàng tháng của đoàn viên theo danh sách đoàn viên của đơn vị; bảo
quản, lưu trữ sổ thu đoàn phí theo đúng quy định của luật kế toán; tổng hợp báo
cáo quyết toán thu, chi tài chính với công đoàn cấp trên. Việc phân phối, sử
dụng, quản lý tiền đoàn phí thực hiện theo quy định của Tổng Liên đoàn.
Sau đây bài viết xin được
tóm những thứ kế toán cần biết về kinh phí và đoàn phí công đoàn như sau:
I. Với kinh phí công đoàn:
1. Doanh nghiệp nào phải đóng kinh phí công đoàn?
Trả lời: Doanh nghiệp nào cũng phải đóng (không phân
biệt có tổ chức công đoàn hay không)
2. Ai phải đóng kinh phí công đoàn? Mức đóng là bao nhiêu?
Trả lời:
- Doanh nghiệp đóng hết 2% trên tổng mức lương đang tham gia
bảo hiểm cho NLĐ (người lao động không phải đóng, ko bị trích, không bị trừ vào
tiền lương khoản kinh phí công đoàn)
- Đóng tất 100% của "2% trên mức lương đang tham gia bảo hiểm
cho NLĐ" (Nhưng ảnh trên tổng là 400.000) rồi sau đó định kỳ 3 đến
6 tháng làm hồ sơ lấy lại 75% của số tiền đã đóng là "2% trên mức lương
đang tham gia bảo hiểm cho NLĐ"
3. Nộp kinh phí công đoàn ở đâu:
Trả lời: Vào goolge seach: địa chỉ liên đoàn lao động
quận/huyện ...... (nơi doanh nghiệp đặt trụ sở)
4. Làm thế nào để lấy lại được 75% của số tiền đã đóng là "2%
trên mức lương đang tham gia bảo hiểm cho NLĐ"?
Trả lời: Phải làm hồ sơ gồm có:
+ Quy định về mức chi công đoàn
+ Danh sách nhân viên
+ Bảng kê chi tiết các khoản chi công đoàn (kèm theo các phiếu
chi)
+ Bảng tổng hợp kinh phí công đoàn phải nộp (đã nộp)
-> Ngoài ra, người lên nộp hồ sơ mang theo giấy giới thiệu của
DN và CMT
5. Hạch toán kinh phí công đoàn:
- Khi trích KPCĐ:
Nợ các TK 622, 627, 641, 642 (số tính vào chi phí SXKD)
Có TK 3382 - Kinh Phí Công Đoàn
- Khi nộp KPCĐ:
Nợ TK 3382 - Kinh Phí Công Đoàn
Có các TK 111, 112, ...
II. Với đoàn phí công đoàn:
1. DN nào phải đóng đoàn phí công đoàn?
Trả lời: DN có thành lập tổ chức công đoàn
(DN không thành lập tổ chức công đoàn thì không thu - không nộp)
2. Ai phải đóng đoàn phí công đoàn?
Trả lời: Người lao động đồng ý tham gia vào tổ chức công đoàn
(Nếu NLĐ không tham gia thì không phải đóng)
3. Mức đóng đoàn phí công đoàn là bao nhiêu?
Trả lời: 1% trên mức lương đang tham gia bảo hiểm của NLĐ
4. Hạch toán đoàn phí công đoàn:
Doanh nghiệp không phải theo dõi hạch toán khoản đoàn phí công
đoàn trên sổ sách kế toán
1% đoàn phí công đoàn thu từ tiền lương hàng tháng của người lao
động sẽ được thu sau khi chi lương và để 1 quỹ riêng chuyên để chi cho hoạt
động công đoàn như hiếu, hỷ, thăm hỏi ốm đau,...
III. Mức phạt vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn
1. Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng
kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa
không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành
vi sau đây:
a) Chậm đóng kinh phí công đoàn;
b) Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;
c) Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải
đóng.
2. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh
phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không
quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công
đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng
lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng,
đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và số tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa
đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân
hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt Theo Điều 37 của Nghị
định 28/2020/NĐ-CP
(ban hành ngày 01/03/2020, có hiệu lực từ 15/04/2020)
1. Điều kiện thành lập
Công đoàn cơ sở:. Các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế; các hợp tác xã có sử dụng lao động theo quy định của
pháp luật về lao động; cơ quan xã, phường, thị trấn; các cơ quan nhà nước;
các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có hạch toán độc lập; các chi
nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế,
các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có sử dụng lao động là người Việt
Nam được thành lập công đoàn cơ sở khi có đủ hai điều kiện: - Có ít nhất năm đoàn
viên công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn
Việt Nam. - Có tư cách pháp nhân. 2. Tiền công đoàn dùng để: a. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng
nghề nghiệp cho người lao động; b. Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,
chính đáng của người lao động; c. Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở,
xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; d. Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động; đ. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người
lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn; e. Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch cho người lao
động; g. Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới; h. Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên Công đoàn và người lao động
khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho
người lao động; i. Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động
có thành tích trong học tập, công tác; k. Trả lương cán bộ chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ
Công đoàn không chuyên trách; l. Chi cho hoạt động của bộ máy Công đoàn các cấp; m. Các nhiệm vụ chi khác. |
QUY ĐỊNH VỀ THU, CHI, QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN TẠI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy định này quy định về thu, chi, quản lý tài chính, tài sản
tại công đoàn cơ sở thuộc hệ thống Công đoàn Việt Nam. Điều 2. Đối tượng áp dụng Đối tượng áp dụng là công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn theo quy định
của Điều lệ Công đoàn Việt Nam. (Ban Công đoàn Quốc phòng và Công đoàn Công an Nhân dân thực
hiện theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an). Điều 3. Nguyên tắc về thu, chi, quản lý tài
chính, tài sản tại công đoàn cơ sở 1. Tài chính tại công đoàn cơ sở là một bộ phận của tài chính
công đoàn, được sử dụng cho hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của công
đoàn cơ sở theo quy định của Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam. 2. Căn cứ chế độ chi tiêu tài chính của Nhà nước, của Tổng Liên
đoàn, nguồn tài chính công đoàn cơ sở được sử dụng và thực tế hoạt động công
đoàn tại đơn vị, ban chấp hành công đoàn cơ sở ban hành Quy chế thu, chi,
quản lý tài chính, tài sản công đoàn nội bộ để thực hiện. 3. Công đoàn cơ sở phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản
thu theo phân cấp của Tổng Liên đoàn. Chi đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu
quả, công khai, minh bạch, thực hiện chế độ quản lý tài chính theo quy định
của Nhà nước và quy định của Tổng Liên đoàn. Chương II QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 4. Nguồn thu tài chính công đoàn 1. Thu đoàn phí công đoàn - Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng. - Phương thức thu đoàn phí công đoàn thực hiện theo Quyết định
1908/QĐ-TLĐ ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Tổng Liên đoàn quy định về quản lý
tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp
tài chính công đoàn. 2. Thu kinh phí công đoàn - Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng theo
quy định của Pháp luật và Quyết định của Tổng Liên đoàn. - Phương thức thu kinh phí công đoàn thực hiện theo Quyết định
1908/QĐ-TLĐ ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Tổng Liên đoàn. 3. Thu khác Nguồn thu khác thực hiện theo Khoản 4 Điều 26 Luật Công đoàn và
theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Tổng Liên đoàn, bao
gồm. - Kinh phí do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cấp mua sắm phương
tiện hoạt động công đoàn, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho công đoàn cơ sở; kinh
phí tổ chức các hoạt động phối hợp như: tổ chức phong trào thi đua, hoạt động
văn hóa, thể thao, tham quan du lịch, khen thưởng, phúc lợi... của cán bộ,
đoàn viên, công chức, viên chức, công nhân, lao động (sau đây gọi chung là
đoàn viên công đoàn và người lao động) và một số hoạt động nhằm động viên,
khen thưởng con đoàn viên công đoàn và người lao động; hỗ trợ của các tổ
chức, cá nhân trong nước cho công đoàn cơ sở. - Thu từ hoạt động văn hóa, thể thao; nhượng bán, thanh lý tài
sản; thu lãi tiền gửi, cổ tức; thu từ các hoạt động kinh tế, dịch vụ của công
đoàn cơ sở... Điều 5. Nguồn tài chính công đoàn cơ sở được
sử dụng và phân bổ cho các khoản mục chi 1. Công đoàn cơ sở được sử dụng 75% số thu kinh phí công đoàn,
60% số thu đoàn phí công đoàn theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn
và 100% tổng số thu khác của đơn vị theo quy định của pháp luật và Tổng Liên
đoàn. 2. Phân bổ nguồn thu đoàn phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử
dụng cho các khoản, mục chi sau: 2.1. Chi lương, phụ cấp cán bộ công đoàn chuyên trách và phụ cấp
cán bộ công đoàn tối đa 45% nguồn thu đoàn phí công đoàn công đoàn cơ sở được
sử dụng. Trong trường hợp thiếu, công đoàn cơ sở phải xem xét giảm đối tượng,
mức chi phụ cấp cán bộ công đoàn cho phù hợp với nguồn tài chính được phân
bổ. 2.2. Chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn tối thiểu 40% nguồn thu
đoàn phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng. 2.3. Chi khác tối đa 15% nguồn thu đoàn phí công đoàn công đoàn
cơ sở được sử dụng. 3.1. Chi trực tiếp chăm lo, bảo vệ, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn
đoàn viên và người lao động tối thiểu 60% nguồn thu kinh phí công đoàn công
đoàn cơ sở được sử dụng. Tại những đơn vị có quan hệ lao động phức tạp, công
đoàn cơ sở dành tối thiểu 25% nguồn kinh phí của mục chi này để dự phòng cho
hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động; sau 2 năm liền kề không sử dụng
có thể chuyển sang chi cho các nội dung thuộc mục chi này. 3.2. Chi tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động tối
đa 25% nguồn thu kinh phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng. 4. Các nội dung được quy định tỷ lệ chi tối đa nếu không chi hết
bổ sung cho các nội dung chi có tỷ lệ tối thiểu (Mục 2.1, 2.3, 3.2, 3.3 nếu
chi không hết được chi bổ sung cho mục 2.2, 3.1). 5. Nguồn thu khác: công đoàn cơ sở quyết định việc phân bổ cho
các khoản mục chi, mức chi và đối tượng công đoàn cơ sở được phép bổ sung
ngoài các đối tượng đã được quy định theo Điều 6 của Quyết định này. Điều 6. Chi tài chính tại công đoàn cơ sở 1. Chi trực tiếp chăm lo, bảo vệ, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn
đoàn viên và người lao động. 1.1. Chi hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động: - Chi các hoạt động tư vấn hỗ trợ công đoàn cơ sở tham gia với
người sử dụng lao động xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động,
đơn giá tiền lương, quy chế trả lương, thưởng; nội quy lao động, quy chế,
thỏa thuận khác; thương lượng tập thể, ký kết, phổ biến và giám sát việc thực
hiện thỏa ước lao động tập thể; đối thoại với người sử dụng lao động để giải
quyết các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động; tham gia
xây dựng các chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan đến quyền và lợi ích
của đoàn viên công đoàn, người lao động; giám sát việc thực hiện pháp luật về
lao động công đoàn. - Chi các hoạt động tư vấn cho người lao động về pháp luật lao
động, công đoàn, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và
pháp luật khác có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
người lao động. - Chi các hoạt động tư vấn bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở bị
người sử dụng lao động phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập hoặc
hoạt động công đoàn. - Chi các hoạt động giúp công đoàn cơ sở tổ chức, lãnh đạo đình
công theo quy định của pháp luật. - Chi các hoạt động phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh lao
động, bảo vệ môi trường theo Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc trách nhiệm
của tổ chức công đoàn. 1.2. Chi hỗ trợ du lịch, nghỉ dưỡng. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia kinh phí để
tổ chức cho đoàn viên công đoàn và người lao động đi du lịch, nghỉ dưỡng. 1.3. Chi thăm hỏi, trợ cấp. a) Chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn. - Chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn ốm đau, thai sản, tai nạn,
gia đình có việc hiếu (cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng; vợ; chồng; con) và
việc hỉ, việc hiếu của đoàn viên công đoàn. - Chi thăm hỏi, tặng quà cho đoàn viên nhân dịp lễ, tết...; ngày
thành lập tổ chức Công đoàn 28/7; tặng quà sinh nhật cho đoàn viên công đoàn;
tặng quà cho cán bộ công đoàn khi thôi không tham gia ban chấp hành công đoàn
cơ sở. b) Chi trợ cấp đoàn viên công đoàn và người lao động. Mức chi thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và đối tượng
không phải là đoàn viên công đoàn do công đoàn cơ sở quy định. 1.4. Chi động viên, khen thưởng - Chi tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng cho cán bộ,
đoàn viên công đoàn. - Chi khen thưởng người lao động đạt thành tích xuất sắc trong
công tác. - Chi khen thưởng con của đoàn viên công đoàn và người lao động
đạt thành tích tiêu biểu trong học tập và rèn luyện (giỏi, xuất sắc) tùy từng
đơn vị, ban chấp hành công đoàn cơ sở ban hành quy định cụ thể về đối tượng
con đoàn viên, người lao động được khen thưởng. - Chi phối hợp tổ chức hoạt động nhân ngày Quốc tế thiếu nhi,
Tết Trung thu. - Chi khen thưởng hoạt động chuyên đề, khen thưởng công tác thu
tài chính theo quy định của Tổng Liên đoàn. 1.5. Chi đào tạo - Chi thù lao giảng viên, bồi dưỡng học viên, nước uống, tài
liệu, thuê hội trường, trang thiết bị phục vụ lớp học và các khoản chi hành
chính khác của các lớp bồi dưỡng tập huấn kỹ năng nghiệp vụ do công đoàn cơ
sở tổ chức. - Chi tiền mua tài liệu, tiền công tác phí cho đoàn viên công
đoàn và người lao động do công đoàn cơ sở cử đi dự các lớp bồi dưỡng nghiệp
vụ. - Chi phối hợp tổ chức học bổ túc văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp
cho người lao động. 2. Chi tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động 2.1. Chi tuyên truyền, vận động. - Chi mua sách, báo, tạp chí, ấn phẩm của tổ chức công đoàn như:
Báo Lao động, Tạp chí Lao động và Công đoàn, Chuyên đề An toàn vệ sinh lao
động và sách, ấn phẩm của Nhà Xuất bản Lao động... phục vụ cho công tác tuyên
truyền, giáo dục của công đoàn cơ sở. - Chi cho các hoạt động tuyên truyền giáo dục chính trị tư
tưởng, pháp luật chung và việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh. - Chi tiền giấy, bút, thù lao cho các hoạt động tuyên truyền
trên bảng tin, phát thanh, báo tường, mạng thông tin của công đoàn cơ sở. 2.2. Chi phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ
sở, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh. - Chi tuyên truyền giới thiệu về tổ chức công đoàn, Điều lệ Công
đoàn Việt Nam; làm việc, trao đổi với người sử dụng lao động về hoạt động
công đoàn, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở. - Chi bồi dưỡng làm ngoài giờ cho đoàn viên công đoàn, người lao
động và cán bộ công đoàn trực tiếp gặp gỡ, tuyên truyền, vận động người lao
động tham gia tổ chức công đoàn. - Chi tổ chức kết nạp đoàn viên, thành lập ra mắt công đoàn cơ
sở, khen thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc vận động
thành lập công đoàn cơ sở. - Chi các hoạt động xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; đánh giá
phân loại đoàn viên; phân loại công đoàn bộ phận, tổ công đoàn; tổ chức bồi
dưỡng cho công đoàn bộ phận, tổ công đoàn về hoạt động xây dựng công đoàn cơ
sở vững mạnh, khen thưởng xây dựng công đoàn vững mạnh. - Các nội dung chi phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập
công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh công đoàn cấp trên đã chi
thì công đoàn cấp dưới không thực hiện chi. 2.3. Chi tổ chức phong trào thi đua. - Chi phối hợp tổ chức phát động thi đua; hội nghị sơ kết, tổng
kết thi đua, khen thưởng tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong các
phong trào thi đua. - Chi tổ chức gặp mặt, tuyên dương tập thể, cá nhân điển hình,
tiên tiến trong các phong trào thi đua, các hoạt động chuyên đề của công
đoàn. - Chi tổ chức hội thi cán bộ công đoàn giỏi. - Chi hỗ trợ hoạt động phong trào xây dựng đơn vị văn hóa; phòng
chống tệ nạn xã hội cho đoàn viên công đoàn và người lao động; chi hỗ trợ cho
người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao; chi khen thưởng tổng
kết hoạt động văn hóa, thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội của công đoàn cơ
sở. - Chi hỗ trợ mua sắm phương tiện hoạt động văn hóa, văn nghệ,
thể thao. - Chi bồi dưỡng cho Ban tổ chức, vận động viên, diễn viên tham
gia hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao do công đoàn cơ sở và công đoàn các
cấp trên cơ sở tổ chức; chi khen thưởng tập thể, cá nhân đạt giải trong các
cuộc hội diễn, hội thao do công đoàn cơ sở tổ chức. 2.5. Chi tuyên truyền các hoạt động về giới và bình đẳng giới. - Chi hỗ trợ mua đồ dùng, thiết bị mẫu giáo, nhà trẻ tại đơn vị
(nếu có); hỗ trợ đoàn viên và người lao động có con gửi nhà trẻ, học mẫu
giáo. - Chi tuyên truyền, tổ chức hoạt động nhân ngày Quốc tế phụ nữ
8/3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Gia đình Việt Nam 28/6, ngày Quốc tế
Hạnh phúc 20/3, ngày Dân số 26/12. - Chi hoạt động của Ban Nữ công quần chúng, Câu lạc bộ nữ công
cơ sở, hội thi cán bộ nữ công giỏi, hội thi chuyên đề nữ công, phong trào thi
đua giỏi việc nước đảm việc nhà. 2.6. Chi đại hội công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, bao gồm: trang
trí, khánh tiết, in tài liệu, bồi dưỡng đại biểu, nước uống, các hội nghị... 3. Chi quản lý hành chính - Hội nghị ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn cơ sở, nghiệp
đoàn, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận. - Chi mua văn phòng phẩm, tài sản, dụng cụ làm việc, sửa chữa
nhỏ văn phòng làm việc của công đoàn, tiền bưu phí, thông tin liên lạc, công
tác phí, nước uống, tiếp khách, phí phát sinh tại ngân hàng nơi công đoàn cơ
sở mở tài khoản giao dịch. 4. Chi lương, phụ cấp và các khoản phải nộp theo lương: Lương, phụ cấp và các khoản phải nộp theo lương của công đoàn cơ
sở thực hiện theo Quyết định số 3226/QĐ-TLĐ ngày 20 tháng 9 năm 2021 của Đoàn
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy định chế độ
phụ cấp cán bộ công đoàn. 5. Chi khác: - Chi phối hợp hoạt động với các Tổ chức Chính trị - Xã hội
khác... - Chi cho các công việc hoàn thiện các thủ tục để đoàn viên ưu
tú được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều 7. Phân biệt một số khoản chi của công
đoàn cơ sở 1. Tổ chức phong trào thi đua, học văn hóa, hoạt động văn hóa,
thể thao, tham quan du lịch, phúc lợi, trợ cấp, hỗ trợ các ngày lễ của người
lao động và chăm lo, tổ chức các hoạt động cho con của người lao động là
trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng quỹ phúc
lợi, quỹ của cơ quan, đơn vị để chi theo Điều 24 Luật Công đoàn năm 2012. 2. Phương tiện hoạt động của công đoàn cơ sở do chủ doanh
nghiệp, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cung cấp (không thu
tiền) theo Điều 24, Luật Công đoàn năm 2012. 3. Trách nhiệm chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ công đoàn của
doanh nghiệp: - Tiền lương trả theo kết quả sản xuất kinh doanh đối với cán bộ
công đoàn chuyên trách khu vực ngoài nhà nước thực hiện theo thỏa ước lao
động tập thể, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. 4. Phụ cấp kiêm nhiệm của chủ tịch công đoàn cơ sở nếu nguồn
khác đã chi thì tài chính công đoàn không chi. 5. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, hoạt động bình đẳng
giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, hoạt động kế hoạch hóa gia đình, hoạt động
xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp do doanh nghiệp, cơ
quan, đơn vị chi theo quy định của Nhà nước và các cơ quan chức năng liên quan. Điều 8. Quản lý tài sản tại công đoàn cơ sở Công đoàn cơ sở thực hiện việc quản lý tài sản theo quy định của
pháp luật và Tổng Liên đoàn. Chương III KIỂM TRA, GIÁM SÁT, KHEN THƯỞNG VÀ
XỬ LÝ VI PHẠM Điều 9. Quản lý, kiểm tra, giám sát tài chính,
tài sản công đoàn 1. Quản lý tài chính, tài sản công đoàn cơ sở thực hiện theo quy
định pháp luật hiện hành và các Quyết định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam. 2. Dự toán, quyết toán thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ
sở phải công khai theo quy định của Tổng Liên đoàn. 3. Thu, chi, quản lý tài chính, tài sản công đoàn cơ sở phải
được phản ảnh đầy đủ vào sổ kế toán và chịu sự giám sát của đoàn viên công
đoàn và người lao động tại đơn vị. 4. Ủy ban Kiểm tra công đoàn cơ sở có trách nhiệm kiểm tra việc
xây dựng, thực hiện dự toán, quyết toán thu, chi, quản lý tài chính, tài sản
công đoàn cơ sở hàng năm. - Công đoàn cơ sở, cán bộ, đoàn viên công đoàn thực hiện tốt Quy
định này được khen thưởng theo Quy chế khen thưởng của Tổng Liên đoàn. - Công đoàn cơ sở, cán bộ, đoàn viên công đoàn có vi phạm trong
việc thu, chi, quản lý tài chính, tài sản công đoàn tùy mức độ vi phạm sẽ bị
xử lý theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam./. |