Thông Tư Số 23/2017 TT/BTC của Bộ Tài chính, 16/03/2017
THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 11/2016/TT-BTC NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2016 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 42/2015/NĐ-CP NGÀY 05 THÁNG 5 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
BỘ TÀI CHÍNH -------- |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
23/2017/TT-BTC |
Hà Nội,
ngày 16 tháng 03 năm 2017 |
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI,
BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 11/2016/TT-BTC NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2016 HƯỚNG
DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 42/2015/NĐ-CP NGÀY 05 THÁNG 5 NĂM 2015 CỦA
CHÍNH PHỦ VỀ CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
Căn cứ Luật Chứng
khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số
58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số
60/2015/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số
42/2015/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định về chứng khoán
phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh;
Căn cứ Nghị định số
215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Chủ
tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
Bộ trưởng Bộ Tài
chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
11/2016/TT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2016 hướng dẫn một số điều của Nghị định số
42/2015/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh
và thị trường chứng khoán phái sinh.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
11/2016/TT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2016 hướng dẫn một số điều của Nghị định số
42/2015/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh
và thị trường chứng khoán phái sinh như sau:
1. Bổ sung khoản 24 Điều 2 như sau:
“24. Tài khoản giao
dịch tổng là tài khoản giao dịch của nhà đầu tư mà các vị thế mua và bán của
cùng một hợp đồng tương lai (có cùng tài sản cơ sở và cùng tháng đáo hạn) được
mở và duy trì cho đến khi thành viên bù trừ có đề nghị thực hiện đối trừ trên
cơ sở thỏa thuận hoặc yêu cầu của nhà đầu tư.”
2. Điểm
c khoản 2 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c. Nhà đầu tư phải
đảm bảo vị thế trên tài khoản giao dịch trong giới hạn vị thế theo quy chế của
Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam. Trường hợp vượt giới hạn vị thế, nhà đầu
tư có trách nhiệm thực hiện các giao dịch đối ứng để giảm vị thế, bổ sung ký quỹ
(nếu cần thiết) trong thời hạn theo quy chế của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt
Nam.
Sau thời hạn quy định,
nhà đầu tư không hoàn tất việc giảm vị thế thì thành viên bù trừ được thực hiện
lệnh giao dịch đối ứng để đóng một phần hoặc toàn bộ vị thế của nhà đầu tư. Trường
hợp thành viên bù trừ không thực hiện giao dịch đối ứng để đóng vị thế của nhà
đầu tư, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam được thực hiện lệnh giao dịch đối
ứng để đóng một phần hoặc toàn bộ vị thế của nhà đầu tư đứng tên thành viên bù
trừ.”
3. Bổ sung khoản 4 Điều 7 như sau:
“4. Nhà đầu tư được
mở tài khoản giao dịch tổng trong các trường hợp sau:
a. Công ty quản lý
quỹ theo quy định tại khoản 2 Điều này được mở một (01) tài khoản giao dịch tổng
cho nhà đầu tư ủy thác trong nước và một (01) tài khoản giao dịch tổng cho nhà
đầu tư ủy thác nước ngoài;
b. Công ty chứng
khoán thành lập ở nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều này được mở một (01) tài
khoản giao dịch tổng để thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh cho
các nhà đầu tư nước ngoài;
c. Các trường hợp
khác theo hướng dẫn của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.”
4. Khoản
1 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Thành viên bù trừ
mở tài khoản tiền gửi ký quỹ cho nhà đầu tư đứng tên thành viên bù trừ theo quy
định tại điểm a khoản 4 Điều 26 Nghị định số 42/2015/NĐ-CP
và có trách nhiệm quản lý tách biệt tiền gửi ký quỹ tới từng nhà đầu tư. Tiền gửi
ký quỹ này thuộc sở hữu của nhà đầu tư, không thuộc sở hữu của thành viên bù trừ.
Thành viên bù trừ được sử dụng tài khoản tiền gửi ký quỹ của nhà đầu tư theo
quy định tại khoản 2 Điều này.
Thành viên bù trừ mở
cho mỗi nhà đầu tư một (01) tài khoản chứng khoán ký quỹ để quản lý tài sản ký
quỹ và thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho vị thế trên tài khoản giao dịch của
nhà đầu tư. Thành viên không bù trừ, khách hàng môi giới của thành viên không
bù trừ mở tài khoản chứng khoán ký quỹ tại thành viên bù trừ chung.”
5. Điểm
a, b khoản 1 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Trường hợp thanh
toán lãi lỗ vị thế:
- Tại ngày giao dịch
trước ngày giao dịch cuối cùng, giá trị khoản thanh toán lãi lỗ vị thế được xác
định hàng ngày trên cơ sở các vị thế mở trên tài khoản giao dịch của nhà đầu tư
và chênh lệch giữa giá thanh toán cuối ngày so với giá thanh toán cuối ngày của
ngày giao dịch liền trước; hoặc chênh lệch giữa giá thanh toán cuối ngày so với
giá thanh toán (đối với vị thế vừa mở trong ngày); hoặc chênh lệch giữa giá
thanh toán so với giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước (đối với
trường hợp đóng vị thế trước hạn); hoặc chênh lệch giữa giá thanh toán đóng vị
thế so với giá thanh toán mở vị thế (đối với trường hợp mở và đóng vị thế trong
cùng ngày giao dịch).
- Tại ngày giao dịch
cuối cùng, giá trị khoản thanh toán lãi lỗ vị thế được xác định trên cơ sở các
vị thế mở trên tài khoản giao dịch của nhà đầu tư và chênh lệch giữa giá thanh
toán cuối cùng so với giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước;
hoặc chênh lệch giữa giá thanh toán cuối cùng so với giá thanh toán (đối với vị
thế vừa mở trong ngày); hoặc chênh lệch giữa giá thanh toán so với giá thanh
toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước (đối với trường hợp đóng vị thế
trước hạn); hoặc chênh lệch giữa giá thanh toán đóng vị thế so với giá thanh
toán mở vị thế (đối với trường hợp mở và đóng vị thế trong cùng ngày giao dịch
cuối cùng).
Các mức giá nêu trên
được công bố trên trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán.
b) Trường hợp thanh
toán khi thực hiện hợp đồng:
- Đối với hợp đồng
thanh toán dưới hình thức bằng tiền: việc thanh toán hợp đồng được hoàn tất khi
hoàn tất thanh toán lãi lỗ vị thế của ngày giao dịch cuối cùng.
- Đối với hợp đồng
thanh toán dưới hình thức chuyển giao tài sản cơ sở: nhà đầu tư bên bán phải
chuyển giao tài sản cơ sở và nhà đầu tư bên mua phải thực hiện thanh toán tiền
theo các điều khoản tại hợp đồng và Quy chế của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt
Nam.”
6. Sửa đổi điểm b, bổ
sung điểm c khoản 3 Điều 19 như sau:
“b) Trường hợp thanh
toán dưới hình thức chuyển giao tài sản cơ sở: thành viên bù trừ bên bán phải
chuyển giao đủ số lượng và đúng loại tài sản cơ sở có thể chuyển giao theo hợp
đồng chứng khoán phái sinh vào tài khoản chứng khoán ký quỹ thành viên theo yêu
cầu của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam. Thành viên bù trừ được sử dụng
chứng khoán vay từ hệ thống vay và cho vay chứng khoán của Trung tâm lưu ký chứng
khoán Việt Nam để thanh toán theo Quy chế của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt
Nam.
Thành viên bù trừ
bên mua chỉ được nhận tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán đủ tiền theo
yêu cầu của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, sau đó phân bổ cho nhà đầu
tư bên mua ngay;
c. Trường hợp thành
viên bù trừ không đủ tiền để thanh toán hoặc trái phiếu Chính phủ để chuyển
giao, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam được thực hiện thanh toán hợp đồng
tương lai trái phiếu Chính phủ theo hình thức bằng tiền. Trong trường hợp này,
thành viên bù trừ không đủ tiền để thanh toán hoặc trái phiếu Chính phủ để chuyển
giao có trách nhiệm bồi thường cho thành viên bù trừ liên quan thông qua Trung
tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, với số tiền có giá trị không thấp hơn 5% giá
trị thanh toán hợp đồng. Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam quy định việc
xác định giá trị và phương thức thanh toán bồi thường.”
7. Điểm
d khoản 2 Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“d) Sử dụng khoản
đóng góp của các thành viên bù trừ khác theo tỷ lệ do Trung tâm lưu ký chứng
khoán Việt Nam xác định. Trong trường hợp này, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt
Nam thông báo cho các thành viên bù trừ liên quan chi tiết về việc sử dụng Quỹ
bù trừ ngay trong ngày sử dụng. Thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán có
nghĩa vụ hoàn trả toàn bộ số tài sản đã sử dụng của Quỹ và thanh toán tiền lãi
cho các thành viên khác theo lãi suất do Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam
xác định phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành;”
8. Bổ sung khoản 5 Điều 24 như sau:
“5. Trường hợp thành
viên bù trừ mất khả năng thanh toán và đã được Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt
Nam thực hiện các biện pháp hỗ trợ thanh toán quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều
này, thành viên bù trừ có trách nhiệm hoàn trả Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt
Nam toàn bộ phần tài sản đã sử dụng từ Quỹ bù trừ, Quỹ dự phòng rủi ro và các
nguồn khác để đảm bảo thanh toán và chịu mọi chi phí phát sinh liên quan.”
9. Điểm
a khoản 1 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Trong thời hạn
mười (10) ngày kể từ ngày kết thúc tháng đối với các báo cáo tháng;”
Điều 2. Bãi bỏ điểm b khoản 1 Điều 28.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2017.
2. Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt
Nam, tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán phái sinh, thành viên giao dịch,
thành viên bù trừ và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư,
kinh doanh chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt
Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
3. Việc sửa đổi, bổ
sung, thay thế Thông tư này do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |