Thông Tư Số 46/2017 TT/BTC của Bộ Tài chính, 12/05/2017
THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ, TRÁI PHIẾU ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH VÀ TRÁI PHIẾU CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
46/2017/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2017 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG
DẪN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ, TRÁI PHIẾU ĐƯỢC CHÍNH
PHỦ BẢO LÃNH VÀ TRÁI PHIẾU CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
Căn
cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn
cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm
2010;
Căn
cứ Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
Căn
cứ Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng
khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
Căn
cứ Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về phát
hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu
chính quyền địa phương;
Căn
cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo
đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
Bộ
trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn hoạt động thanh toán giao dịch
trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính
quyền địa phương.
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.
Thông tư này quy định về hoạt động thanh toán giao dịch trái phiếu Chính phủ,
trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương (sau
đây gọi tắt là trái phiếu Chính phủ) niêm yết và giao dịch tại Sở Giao dịch
Chứng khoán.
2.
Đối tượng áp dụng Thông tư này bao gồm: Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam,
Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thanh toán giao dịch trái phiếu Chính phủ, ngân
hàng thành viên thanh toán, tổ chức mở tài khoản trực tiếp, tổ chức thanh toán
tiền trực tiếp, tổ chức thanh toán tiền gián tiếp và các cơ quan, tổ chức, cá
nhân tham gia giao dịch trái phiếu Chính phủ.
Điều
2. Giải thích từ ngữ
Trong
Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.
Ngân hàng thanh toán giao dịch trái phiếu Chính phủ là Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam thực hiện chức năng thanh toán tiền cho các giao dịch trái phiếu
Chính phủ trên Sở Giao dịch Chứng khoán.
2.
Ngân hàng thành viên thanh toán là ngân hàng thương mại có tài khoản
tiền gửi thanh toán tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và là thành
viên trực tiếp của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, thực hiện chức
năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu Chính phủ cho các tổ chức thanh toán
tiền gián tiếp và (hoặc) cho chính mình.
3.
Thanh toán theo từng giao dịch là phương thức thanh toán tiền trong đó
việc chuyển giao tiền giữa các bên tham gia giao dịch qua Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam được thực hiện trên cơ sở từng giao dịch ngay khi bên mua chuyển tiền.
4.
Tổ chức mở tài khoản trực tiếp là tổ chức mở tài khoản lưu ký chứng
khoán trực tiếp tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và sử dụng các dịch
vụ lưu ký, thanh toán của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam trên cơ sở hợp
đồng cung cấp dịch vụ với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
5.
Tổ chức thanh toán tiền trực tiếp là tổ chức thực hiện thanh toán tiền
giao dịch trái phiếu Chính phủ trực tiếp tại hệ thống thanh toán điện tử liên
ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
6.
Tổ chức thanh toán tiền gián tiếp là tổ chức không phải là thành viên
của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
và phải mở tài khoản tại một ngân hàng thành viên thanh toán để thực hiện thanh
toán tiền giao dịch trái phiếu Chính phủ của mình và khách hàng của mình; bao
gồm: công ty chứng khoán là thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp
không phải là ngân hàng thương mại và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
Điều
3. Các tổ chức tham gia hệ thống thanh toán giao dịch trái phiếu Chính phủ
1.
Các tổ chức thực hiện chuyển giao trái phiếu Chính phủ trên hệ thống tài khoản
lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam bao gồm:
a)
Thành viên lưu ký thực hiện thanh toán đối với hoạt động giao dịch trái phiếu
Chính phủ của chính mình và cho khách hàng của thành viên lưu ký;
b)
Tổ chức mở tài khoản trực tiếp thực hiện thanh toán đối với hoạt động giao dịch
trái phiếu Chính phủ của chính mình;
c)
Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán đối với hoạt động giao dịch mua bán lại
trái phiếu Chính phủ;
d)
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thực hiện thanh toán đối với hoạt động
giao dịch trái phiếu Chính phủ phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ chứng khoán phái
sinh trong vai trò đối tác bù trừ trung tâm.
2.
Các tổ chức thanh toán tiền trực tiếp trên hệ thống thanh toán điện tử liên
ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm:
a)
Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b)
Ngân hàng thành viên thanh toán theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này,
thành viên lưu ký là ngân hàng thương mại, tổ chức mở tài khoản trực tiếp là
ngân hàng thương mại;
c)
Kho bạc Nhà nước.
Điều
4. Phương thức và nguyên tắc tổ chức hệ thống thanh toán giao dịch trái phiếu
Chính phủ
1.
Việc thanh toán giao dịch mua, bán trái phiếu Chính phủ niêm yết trên Sở Giao
dịch Chứng khoán được thực hiện theo phương thức thanh toán theo từng giao
dịch.
2.
Căn cứ vào dữ liệu giao dịch do Sở Giao dịch Chứng khoán cung cấp, Trung tâm
Lưu ký Chứng khoán Việt Nam xác định nghĩa vụ thanh toán tiền, trái phiếu Chính
phủ của từng bên liên quan và gửi thông tin thanh toán tiền cho Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam.
3.
Việc chuyển giao trái phiếu Chính phủ được thực hiện trên hệ thống của Trung
tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam trên cơ sở chuyển khoản trái phiếu Chính phủ
giữa các tài khoản lưu ký của các tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư
này và đảm bảo nguyên tắc bên bán phải có đủ trái phiếu Chính phủ để chuyển
giao tại ngày thanh toán, bên mua phải có đủ tiền để thực hiện thanh toán tiền
giao dịch trái phiếu Chính phủ.
4.
Việc thanh toán tiền giao dịch trái phiếu Chính phủ giữa các tổ chức thanh toán
tiền trực tiếp qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại Khoản 2 Điều 3
Thông tư này được thực hiện trên hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
5.
Trường hợp khách hàng mở tài khoản lưu ký tại thành viên lưu ký là ngân hàng
thương mại và đặt lệnh giao dịch qua công ty chứng khoán là thành viên giao
dịch trái phiếu Chính phủ, việc thanh toán giao dịch sẽ do thành viên lưu ký là
ngân hàng thương mại thực hiện.
6.
Tổ chức thanh toán tiền gián tiếp có trách nhiệm lựa chọn một ngân hàng thành
viên thanh toán cho mình và cho khách hàng của mình.
7.
Thời gian thanh toán giao dịch trái phiếu Chính phủ do Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước quyết định trên cơ sở thống nhất với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trung
tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam hướng dẫn trình tự, thủ tục thanh toán giao
dịch trái phiếu Chính phủ.
Điều
5. Ngân hàng thành viên thanh toán
1.
Quyền của ngân hàng thành viên thanh toán:
a)
Được chỉ định đầu mối thực hiện chức năng ngân hàng thành viên thanh toán;
b)
Được đề nghị tổ chức thanh toán tiền gián tiếp phải tuân thủ thỏa thuận về
thanh toán giữa các bên và cung cấp thông tin cần thiết để thực hiện thanh toán
giao dịch trái phiếu Chính phủ;
c)
Được thu tiền cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
2.
Nghĩa vụ của ngân hàng thành viên thanh toán:
a)
Thanh toán đầy đủ và đúng thời gian quy định đối với giao dịch trái phiếu Chính
phủ của mình và của các tổ chức thanh toán tiền gián tiếp;
b)
Hỗ trợ tiền thanh toán giao dịch trái phiếu Chính phủ cho tổ chức thanh toán
tiền gián tiếp trong trường hợp tổ chức này bị tạm thời thiếu hụt tiền thanh
toán theo thỏa thuận hỗ trợ thanh toán ký kết giữa các bên phù hợp với quy định
của pháp luật;
c)
Đăng ký thông tin đầy đủ, chính xác theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam;
d)
Kết nối với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam để nhận thông tin về thanh
toán tiền giao dịch trái phiếu Chính phủ;
đ)
Tuân thủ các nghĩa vụ theo quy định về hoạt động thanh toán qua hệ thống thanh
toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
e)
Tuân thủ các quy định về hoạt động thanh toán giao dịch trái phiếu Chính phủ do
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành;
g)
Tuân thủ chế độ công bố thông tin, báo cáo và bảo mật thông tin theo quy định
của pháp luật.
3.
Ngân hàng thương mại bị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt vào tình trạng kiểm
soát đặc biệt không được đăng ký là ngân hàng thành viên thanh toán với Trung
tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
4.
Ngân hàng thành viên thanh toán không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo Khoản
2 Điều này hoặc bị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt vào tình trạng kiểm soát đặc
biệt sẽ bị ngừng tham gia hoạt động thanh toán tiền giao dịch trái phiếu Chính
phủ cho các tổ chức thanh toán tiền gián tiếp.
5.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo cho Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam
khi ngân hàng thành viên thanh toán bị đặt vào hoặc chấm dứt tình trạng kiểm
soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều
6. Đối chiếu, xác nhận và xử lý lỗi giao dịch trái phiếu Chính phủ
1.
Sau khi nhận kết quả giao dịch từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, các
thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp và Kho bạc Nhà nước có trách
nhiệm đối chiếu và xác nhận lại với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
2.
Trường hợp thành viên giao dịch là công ty chứng khoán, thành viên lưu ký là
ngân hàng thương mại, tổ chức mở tài khoản trực tiếp nhập sai số hiệu tài khoản
tự doanh vào hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ của Sở Giao dịch Chứng
khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam sẽ thực hiện điều chỉnh về đúng số
hiệu tài khoản tự doanh của thành viên giao dịch để thực hiện thanh toán giao
dịch.
3.
Trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt
Nam sẽ thực hiện loại bỏ giao dịch và không thanh toán cho các giao dịch lỗi
của thành viên giao dịch. Thành viên giao dịch có trách nhiệm bồi thường tổn
thất phát sinh liên quan (nếu có) cho tổ chức, cá nhân có giao dịch đối ứng
liên quan do giao dịch không được thanh toán.
4.
Việc đối chiếu, xác nhận, xử lý lỗi đối với lệnh thanh toán tiền giao dịch trái
phiếu Chính phủ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều
7. Biện pháp khắc phục tình trạng tạm thời thiếu hụt khả năng thanh toán tiền
giao dịch trái phiếu Chính phủ
1.
Tổ chức thanh toán tiền gián tiếp tạm thời thiếu hụt khả năng thanh toán tiền
giao dịch trái phiếu Chính phủ được sử dụng tiền vay của ngân hàng thành viên
thanh toán theo thỏa thuận hỗ trợ thanh toán ký kết giữa các bên phù hợp với
quy định của pháp luật. Trường hợp thỏa thuận hỗ trợ thanh toán của hai bên có
quy định sử dụng chứng khoán để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay, Trung tâm
Lưu ký Chứng khoán Việt Nam sẽ thực hiện phong tỏa chứng khoán theo đề nghị của
ngân hàng thành viên thanh toán.
2.
Ngân hàng thành viên thanh toán, thành viên lưu ký là ngân hàng thương mại, tổ
chức mở tài khoản trực tiếp là ngân hàng thương mại tạm thời thiếu hụt khả năng
thanh toán tiền giao dịch trái phiếu Chính phủ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
hỗ trợ thông qua nghiệp vụ thấu chi và cho vay qua đêm để thực hiện thanh toán
tiền giao dịch trái phiếu Chính phủ.
3.
Trường hợp đến thời hạn thanh toán theo quy định mà bên mua vẫn không đủ tiền
để thực hiện thanh toán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam sẽ lùi thời hạn
thanh toán đối với giao dịch tạm thời thiếu hụt khả năng thanh toán tiền theo
đề nghị của bên mua đã được bên bán chấp thuận. Việc lùi thời hạn thanh toán
được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều này.
4.
Việc lùi thời hạn thanh toán được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a)
Thời hạn lùi tối đa là hai (02) ngày làm việc kể từ ngày thanh toán của giao
dịch thiếu tiền;
b)
Trường hợp bên mua có đủ tiền để thanh toán trong thời hạn quy định tại Điểm a
Khoản này, giao dịch lùi thời hạn thanh toán sẽ được thực hiện thanh toán như
giao dịch trái phiếu Chính phủ thông thường.
c)
Trường hợp hết thời hạn thanh toán mà bên mua không có đủ tiền thanh toán thì
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thực hiện loại bỏ thanh toán giao dịch
theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
5.
Bên mua thiếu tiền có giao dịch bị lùi thời hạn thanh toán phải chịu hoàn toàn
trách nhiệm đối với các tổn thất phát sinh cho khách hàng và thành viên có liên
quan do giao dịch không được thanh toán theo đúng thời hạn quy định. Mức bồi
thường do các bên tự thỏa thuận theo quy định pháp luật hiện hành.
6.
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam hướng dẫn chi tiết các biện pháp khắc
phục tình trạng tạm thời thiếu hụt khả năng thanh toán giao dịch trái phiếu
Chính phủ.
Điều
8. Loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu Chính phủ
1.
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu
Chính phủ trong các trường hợp sau:
a)
Các giao dịch quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư này;
b)
Các giao dịch thiếu tiền tại ngày thanh toán nhưng không đề nghị Trung tâm Lưu
ký Chứng khoán Việt Nam áp dụng biện pháp lùi thời hạn thanh toán;
c)
Các giao dịch bị lùi thời hạn thanh toán nhưng hết thời hạn lùi vẫn không có đủ
tiền để thanh toán;
d)
Các giao dịch bán khống trái phiếu Chính phủ khi chưa có hướng dẫn của Bộ Tài
chính.
2.
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho Sở Giao dịch
Chứng khoán, các tổ chức liên quan ngay sau khi thực hiện loại bỏ thanh toán
giao dịch trái phiếu Chính phủ.
3.
Bên phát sinh lỗi dẫn tới giao dịch bị loại bỏ thanh toán phải chịu hoàn toàn
trách nhiệm đối với các tổn thất phát sinh cho khách hàng hoặc thành viên đối
ứng có liên quan do giao dịch không được thanh toán. Mức bồi thường do các bên
tự thỏa thuận theo quy định pháp luật hiện hành.
Điều
9. Xử lý vi phạm đối với thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp,
ngân hàng thành viên thanh toán thiếu hụt khả năng thanh toán
Thành
viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp, ngân hàng thành viên thanh toán
thiếu hụt khả năng thanh toán giao dịch trái phiếu Chính phủ phải áp dụng các
cơ chế hỗ trợ hoặc bị lùi thời hạn thanh toán, loại bỏ thanh toán giao dịch sẽ
bị xem xét xử lý tuỳ theo mức độ vi phạm. Việc xử lý vi phạm được thực hiện
theo các quy định pháp luật hiện hành. Riêng đối với thành viên lưu ký còn phải
thực hiện theo các quy chế của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
Điều
10. Nghĩa vụ báo cáo
1.
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam có nghĩa vụ báo cáo Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước theo các quy định hiện hành để phục vụ công tác giám sát của Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước.
2.
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, ngân hàng thành viên thanh toán phải báo
cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ kể từ khi
hệ thống thanh toán trái phiếu Chính phủ hoặc hệ thống thanh toán tiền gặp sự
cố.
3.
Trong trường hợp cần thiết, để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước có thể yêu cầu Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, ngân hàng
thành viên thanh toán báo cáo hoạt động thanh toán giao dịch trái phiếu Chính
phủ. Trong thời hạn bốn mươi tám (48) giờ kể từ khi nhận được yêu cầu của Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, ngân hàng
thành viên thanh toán phải nộp báo cáo theo yêu cầu.
Điều
11. Tổ chức thực hiện
1.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2017. Kể từ ngày
Thông tư này có hiệu lực thi hành, không áp dụng quy định của Thông tư số
05/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn
hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán đối với
việc thanh toán giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo
lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.
2.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngân hàng thanh toán giao dịch trái phiếu Chính
phủ, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và các đối tượng tham gia giao dịch
trái phiếu Chính phủ có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
3.
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm hoàn thiện hệ thống, hạ
tầng công nghệ thông tin và ban hành Quy chế nghiệp vụ hướng dẫn các quy định
tại Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |